TỪ GIEO TRỒNG TỚI THU HOẠCH ROBUSTA
(Phần 2)
Chăm sóc cây cho tới trưởng thành
Cây cà phê cần được chăm sóc đều đặn bằng những việc như sau:
Diệt cỏ:
Nên cào cỏ quanh gốc cà phê. Phần cỏ dại này ta nên chôn ngược xuống gốc cây để làm phân hữu cơ, tạo mùn cho cây.
Nên cào cỏ bằng cuốc, cào. Không nên diệt cỏ bằng thuốc vì như vậy sẽ làm cho đất ngày càng khô, giảm độ thoáng khí. Đồng thời phun thuốc diệt cỏ cũng làm ô nhiễm môi trường và làm hại sức khỏe con người.
Cỏ cũng không nhất thiết phải làm sạch hết vườn. Chỉ cần tập trung làm sạch cỏ ở những khoảng cần thiết để chúng không tranh chấp với cây cà phê là được.
Làm hệ thống giữ nước, giữ ẩm cho cây:
Cây cà phê thường được trồng ở các sườn đồi, dốc nên việc chống xói mòn, mất nước là rất quan trọng. Cây cà phê nên trồng theo hàng ngang có cao độ tương đương.
Mỗi cây cà phê nên vét một bồn chứa xung quanh để giữ nước. Các bồn của cùng hàng sẽ giáp nhau, tạo thành một dải ngang như bậc thang giữ nước.
Bồn giữ nước cho cây nên đào từ sớm, lúc cây còn non để không ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.
Tỉa bớt nhánh, lá cho cây:
Theo dõi quá trình phát triển của cây cà phê. Nếu cây ra quá nhiều nhánh con hoặc lá quá nhiều thì có thể tỉa bớt để cây tập trung nuôi những nhánh cần thiết. Điều này rất quan trọng cho việc hình thành một cây cà phê năng suất tốt sau này.
Tỉa nhánh cà phê là kĩ thuật khó cần học hỏi nghiêm túc để cắt bỏ đúng những cành, nhành dư thừa. Việc này đòi hỏi kinh nghiệm. Sau này nếu cần chuyên sâu hơn, chúng tôi sẽ có bài riêng để chỉ nói về vấn để tỉa nhánh cây cà phê.
Bón phân:
Cây cà phê luôn cần phân để phát triển tốt. Từ khi trồng cho tới khi trưởng thành, nên bón thêm phân chuồng, phân xanh khoảng 15kg cho cây mỗi năm. Khi đã đến trưởng thành và thu hoạch thì mỗi năm tăng gấp đôi lượng phân này.
Không nên bón phân ngay trên mặt đất. Nên cuốc rãnh sâu khoảng 30-40cm quanh tán lá. Cho hỗn hợp phân xuống rồi lấp đất.
Cà phê cũng cần một lượng phân lân thường xuyên nên mỗi năm có thể bón thêm khoảng 0,5kg phân lân (Kali) cho mỗi cây. Bón chung với phân chuồng.
Theo dõi cây trồng và bón thêm khoáng cho cây. Lượng khoáng bón không nên quá nhiều. Trung bình lượng khoáng bón bằng khoảng 5% sản lượng thu của cây. Ví dụ cây cho thu hoạch 10kg quả cà phê tươi thì cả năm bón thêm khoảng 500gram đạm. chia làm 2 lần bón.
Sương muối:
phải theo dõi chặt ché thông tin thời tiết để hạn chế tác hại của sương muối. Thường thì những đêm bị sương muối, sáng sớm ta nên tưới lá ngay để rủa lạnh, hạn chế thiệt hại cho cây. Sau đó cần chăm bón thêm để cây phục hồi.
Quan sát, theo dõi và diệt sâu bệnh.
Sâu bệnh đối với cây cà phê rất phức tạp. Cần phải theo dõi thường xuyên để biết và bảo vệ cây. Trong phạm vi bài ngắn này, chúng tôi nêu một số loại nguy hiểm với cây cà phê:
Một là sâu đục thân
Cây cà phê bị dính sâu đục thân sẽ bị gẫy và chết ngay từ phần thân có sâu đục. loài này ưu chuộng phá hoại cà phê chè hơn. Đối với cà phê vối robusta ít bị ảnh hưởng.
Rệp sáp hại lá, rệp sáp hại gốc rễ
Với các loại rệp, ta phải thường xuyên theo dõi để diệt chúng kịp thời.
Phòng rệp bằng cách làm cỏ vườn cho sạch, thông thoáng. Cây cà phê nên được tỉa gọn gàng, đúng nhu cầu cây. Khi cây phát triển khỏe mạnh thì cũng ít bị sâu bệnh. Nếu phát hiện tỉ lệ rệp tương đối nhiều thì phần dùng thuốc để diệt chúng.
Bệnh gỉ sắt
Bệnh gỉ sắt hay còn gọi là nấm da cam. Là loại bệnh nguy hiểm bậc nhất đối với cây cà phê. Nó làm cho lá cà phê bị biến màu, quan sát sẽ thấy được, và rụng lá. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng cây cà phê.
Để phòng bệnh gỉ set: cây cà phê cần được bón đủ NPK cộng với cân đối phân chuồng. Đủ dinh dưỡng sẽ giúp cho cây có sức chống chọi.
Hiện nay đã có thuốc đặc trị bênh gỉ sét cho cây cà phê. Chúng tôi xin không nêu tên thuốc, mọi người có thể tham khảo các nhà cung cấp từng khu vực.
Chúng tôi không khuyến khích dùng thuốc. Ta vẫn nên chăm sóc tốt dinh dưỡng để cây tự chống chọi với bệnh là tốt nhất. trừ khi lỡ bị bệnh nặng, có thể dùng thuốc kịp thời để diệt bệnh, bảo vệ cây.
Theo dõi mùa vụ hàng năm.
Ở nước ta, thường vào dịp cuối năm là bắt đầu vào đợt thu hái cà phê.
Về điều kiện thông thường thì cà phê được thu khi quả đã chín. Không hái cà phê khi quả vẫn còn xanh và cũng không chờ quả chín quá khi rụng hẳn xuống.
Quan sát cây cà phê, thấy tỉ lệ chín khoảng trên 90% thì có thể thu hái.
Về kĩ thuật hái cà phê: hái từng chùm trên cành. Phải tuốt xuôi cành để quả rơi xuống. Không tuốt ngược cành cây, không vặn quá mạnh làm hư hái cuống mầm ở mỗi chùm. Ở đó, là vị trí hoa nở cho mùa sau.
Sau khi thu hái, tùy cách chế biến ướt hay chế biến khô, hay chế biến mật mà làm bước tiếp theo. Nhưng tựu chung dù chế biến cách nào thì cũng không để cà phê tươi lâu, phải nên chế biến ngay sau khi thu hái về.
Tái tạo cây sau thu hái
Sau mùa vụ, cây bị ảnh hưởng rất nhiều, như người mẹ mới sinh xong vậy. Vì thế ta cần chú tâm chăm sóc lại cây để dưỡng sức cho cây chuẩn bị một vụ mùa mới.
Cắt cành tỉa lá, tỉa nhánh:
Sau thu hái, cây cà phê bị rụng lá rất nhiều, cành xương trơ ra. Có những cành có thể nuôi cho mùa sau thì để lại. Có những cành đã gẫy mầm, không còn khả năng ra trái nữa thì cắt tỉa đi để cây đỡ mất sức nuôi.
Kể cả những cành chính, thân chính: kiểm tra nếu thấy những thân không còn phù hợp để cho năng suất thì nên cưa đi để nuôi thêm mầm mới. Điều này trách cây mất sức nuôi thêm thân mà lại không có hoặc ít trái mùa sau.
Phải xem xét kí lưỡng cành nào, nhánh nào nên cắt. Nếu chưa rành thì nên hỏi và học kinh nghiệm chứ không tỉa cẩu thả. Có thể làm hư cây cà phê, thành phá hoại vườn.
Chăm bón dưỡng sức:
Sau khi thu hoạch, thường là cuối mùa khô,mùa đông ở cao nguyên. Lúc này, khí hậy thường lạnh lẽo và khô hạn vì ít mưa. Cần giữ ấm cho gốc, vun lá ở gốc để giữ ấm, và để tăng ẩm cho đất.
Kết hợp trời mưa hoặc tưới nước, có thể bón một ít phân để hồi sức cây.
Tưới nước:
Nếu thấy thời tiết có thể chậm mưa thì ngay khi có thể được, ta tưới một lượt vườn sau thu hái.
Đặc biệt quan sát nụ của cây: nếu thấy nụ hoa đã mưng lên bên trong, đang ở tư thế chờ nước thì ta tưới. Lần này tưới nhiều, đẫm nước để cây đủ nước bật bông.
Kết
Cây cà phê là cây lâu năm, sinh trưởng tốt trên nền đất đỏ bazan của Tây Nguyên.
Từ khi gieo cấy cho đến khi bắt đầu cho thu hoạch là từ 3 năm rưỡi. Lên tới 5 năm thì có thể thu hoạch đại trà sản lượng. Trong suốt thời gian này luôn cần chăm sóc cây cho đúng yêu cầu để cây phát triển được tốt.
Đến khi đã cho thu hoạch thì từng thời điểm trong năm cũng cần theo đúng kí thuật chăm sóc. Vừa để cây cho năng suất tốt, vừa để bảo vệ cây cho thu hoạch lâu dài.
Tất cả quá trình đó đều có những kiến thức nhất định. Trong giới hạn bài viết Airport Gift nêu phương pháp từ thực tiễn trồng cây cà phê nhiều năm. Đây chưa chắc đã là cách tốt nhất. Chúng tôi rất mong nhận được phản hồi của quý vị đề bù đắp những chỗ chưa phù hợp, hay chưa tốt để hoàn thiện hơn.
Thông tin:
CÀ PHÊ AIRPORT GIFT
Airport Gift – Đánh thức giác quan, kết nối cảm xúc. Chúng tôi tự hào mang đến cho bạn hương vị cà phê thuần mộc, sạch sẽ và an toàn, được chế biến trên quy trình sản xuất chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Khi bạn trao niềm tin cho Airport Gift, chúng tôi trả lại bạn một ly cà phê chất lượng, làm nên từ những hạt cà phê tốt nhất, để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn vị ngon đích thực của cà phê.
Địa chỉ: Căn biệt thự số 10, Lô số 26, Đường số 3, Khu Phần Mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@airportgift.com.vn
Điện thoại: 0862068979
Website: tham khảo sản phẩm: airportgiftcaphe.com
Fanpage: https://www.facebook.com/airportgift1
Google tham khảo: Airport Gift Cà Phê
Airport Gift Cà Phê
Tag #cafe #caphe #caphemoc #hatcaphe #AirportGift #caphevinguyenban #caphelamdong #coffeeorigin #xuongcaphe #nghethuatcafe #capherangxay #capheviet #caphesach #caphenguyenchat #capherangmoc #caphehatrang
Pingback: ROBUSTA - Gieo trồng và thu hoạch - Phần 1 - Airport Gift Cà Phê