Chúng ta không biết chính xác khi nào và ai đã khám phá ra cà phê. Đã có rất nhiều truyền thuyết của người Ethiopia và người Ả Rập nói về chuyện này, nhưng truyền thuyết hấp dẫn nhất là câu chuyện về những chú dê nhảy múa.
Một cậu bé chăn dê tên là Kaldi, một thi sĩ đúng nghĩa, thích rong ruổi trên những con đường mòn do những móng guốc của đàn dê tạonên khi chúng lùng sục những bụi rậm để tìm kiếm cỏ non. Công việc khá nhàn nhã, bởi vậy cậu ta tha hồ sáng tác nhạc và thổi sáo. Cứ đến chiều muộn, khi cậu ta thổi đến một nốt chói khác thường, thì đàn dê lại vụt ra từ những chỗ chúng đang sục sạo trong rừng để theo cậu về nhà.
Tuy vậy, một chiều nọ, cậu chẳng thấy tăm hơi con nào quay về. Kaldi thổi ống sáo một lần nữa, gắt hơn. Vẫn chẳng có con nào. Bối rối, cậu bé leo lên cao hơn để nghe ngóng. Cuối cùng cậu cũng nghe thấy tiếng be be từ đằng xa. Kaldi chạy ra sau khúc cua của con đường hẹp, và lập tức thấy đàn dê.
Dưới tán cây rừng nhiệt đới dày, ánh sáng khó lòng lọt qua, những chú dê đang chạy tung tẩy, hục hặc với nhau, chân nhảy nhót, và khoái chí kêu be be. Ngạc nhiên đến mức chẳng thốt nên lời, cậu chăn dê đứng như phỗng nhìn chúng. Bọn này bị yểm bùa mất rồi, cậu nghĩ thế. Lẽ nào? Khi quan sát đàn dê, cậu bé thấy từng con dê nối đuôi nhau nhai nhai những chiếc lá xanh mượt và những quả màu đỏ của một thứ cây mà cậu chưa thấy bao giờ. Hẳn là những cây này đã làm cho lũ dê của cậu trở nên điên rồ như vậy. Nó có độc không? Liệu chúng có chết không đây? Cha cậu sẽ giết cậu mất! Lâu sau đàn dê mới chịu về nhà với cậu, nhưng chẳng con nào chết.
Ngày hôm sau, chúng chạy ngay ra sau cái hang ấy và lại ăn như ngày hôm qua. Lần này, Kaldi biết chắc rằng ăn chung với đàn dê cũng chẳng chết ai đâu mà ngại. Lúc đầu, cậu nhai vài lá. Chúng có vị đắng. Tuy nhiên, khi nhai chúng, cậu thấy một cảm giác râm ran, rạo rực đi dần từ lưỡi xuống bụng, và lan khắp cơ thể. Tiếp đến, cậu ta nhai mấy quả. Vị ngọt dịu. Một lớp nhầy dày ngon ngọt bao phủ ở lớp ngoài quả, rồi đến hạt nhân bên trong.
Truyền thuyết kể rằng tức thì Kaldi nhảy cỡn lên cùng với đàn dê. Cậu ta ca hát, nhảy múa quay cuồng. Thơ và nhạc tuôn ra lai láng. Kaldi nói với cha cậu về loài cây thần diệu này. Sau đó, theo lời đồn, cà phê đã trở thành một phần không thể tách rời khỏi văn hóa châu Âu. Đến thời đại Rhazes, một nhà vật lý học người Ả Rập đã lần đầu tiên đề cập đến cà phê bằng chữ viết vào thế kỷ 10, khi đó nó hẳn đã được canh tác rộng rãi đến hàng mấy trăm năm rồi.
Truyền thuyết còn cho rằng hình như nhân và lá của cà phê bấy giờ được người ta gọi là bunn, lúc đầu chỉ được nhai một cách đơn giản, nhưng những người Ethiopia cáu kỉnh đã nhanh chóng tiếp cận được những cách thức ngon lành hơn để lấy được lượng cafein trong đó. Họ đun lá và quả cà phê trong nước sôi. Họ tán bột nhân và trộn bột đó với mỡ động vật để có món ăn nhẹ nhanh chóng bổ sung năng lượng. Họ làm ra loại đồ uống ngọt bằng cách rang qua vỏ của hạt cà phê, gọi là món
qishr, bây giờ người ta gọi nó là kisher. Cuối cùng, có thể vào thế kỷ 16, ai đó đã rang nhân cà phê, tán bột chúng, rồi làm ra một thứ trà thảo dược. Chính là cà phê như ngày nay chúng ta có.
Những người Ethiopia vẫn dùng cà phê trong những nghi lễ long trọng kéo dài gần cả tiếng đồng hồ. Quanh những cục than ấm nóng trong một cái chậu sứ đặc biệt, những vị khách ngồi trên một cái ghế đẩu ba chân, chuyện trò. Khi ông chủ ngồi nói chuyện với khách thì bà vợ sẽ cẩn thận rửa các hạt nhân cà phê để loại bỏ lớp màng lụa. Nhân cà phê, được phơi khô dưới nắng, tảy vỏ bằng tay. Bà chủ sẽ rải một chút xíu trầm lên lớp than nóng để tạo ra mùi hương nồng nàn. Sau đó, bà ta sẽ đặt đĩa sắt bán
kính chừng hơn ba tấc lên lớp than nóng. Bà ta nhẹ nhàng đảo nhân cà phê bằng chiếc que sắt. Sau vài phút, chúng chuyển sang màu nâu nhạt, rồi bắt đầu tách ra với tiếng nổ đầu tiên của một mẻ rang cà phê chuẩn mực. Khi chúng chuyển sang màu nâu ánh vàng, bà ta đổ chúng vào cối nhỏ, giã cho đến khi ra bột nhuyễn, rồi trút vào một ấm gốm đầy nước, đặt lên bếp
than hồng rồi đun sôi.
Cùng với bột cà phê, bà chủ còn cho vào một ít bột bạch đậu khấu hoặc quế. Mùi của nó bây giờ thì tuyệt khỏi phải nói và thơm đến nức mũi. Bà chủ nhà rót một tuần cà phê vào chiếc cốc nhỏ không quai nặng chừng 80 gam, và thêm một thìa đường đầy. Mọi người nhấp cà phê, trầm tư ngây ngất. Cà phê đặc sánh, chắc chắn rồi, vì pha phách nhiều loại bột như thế cơ mà. Vậy nhưng khi cốc đã cạn, hầu hết cặn bám lại đáy cốc. Tuần cà phê thứ hai, bà chủ châm một ít nước và đem cà phê đi đun lần nữa. Rồi thì, xong tuần cà phê này, các vị khách trở về nhà.
Theo HÀNH TRÌNH CÀ PHÊ
Tác giả: Mark Pendergrast
Người dịch: Quế Chi – Mỹ Phương
Hiệu đính: Nguyễn Quang Bình
CÀ PHÊ AIRPORT GIFT
Airport Gift – Đánh thức giác quan, kết nối cảm xúc. Chúng tôi tự hào mang đến cho bạn hương vị cà phê thuần mộc, sạch sẽ và an toàn, được chế biến trên quy trình sản xuất chuyên nghiệp và nghiêm ngặt. Khi bạn trao niềm tin cho Airport Gift, chúng tôi trả lại bạn một ly cà phê chất lượng, làm nên từ những hạt cà phê tốt nhất, để bạn có thể tận hưởng trọn vẹn vị ngon đích thực của cà phê.
Địa chỉ: Căn biệt thự số 10, Lô số 26, Đường số 3, Khu Phần Mềm Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Email: info@airportgift.com.vn
Điện thoại: 0862068979
Website: tham khảo sản phẩm: airportgiftcaphe.com
Fanpage: https://www.facebook.com/airportgift1
Google tham khảo: Airport Gift Cà Phê
Airport Gift Cà Phê
Tag #cafe #caphe #caphemoc #hatcaphe #AirportGift #caphevinguyenban #caphelamdong #coffeeorigin #xuongcaphe #nghethuatcafe #capherangxay #capheviet #caphesach #caphenguyenchat #capherangmoc #caphehatrang